PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO CÂY MAI

Cây mai sống khỏe, sống lâu năm, nhưng cũng dễ chết vì sâu bệnh. Vì vậy, thỉnh thoảng ta cũng nên theo dõi xem cây có bị sâu rầy tấn công hay không để kịp thời chữa trị. Điều cần là phải xịt thuốc trừ sâu rầy theo đúng định kỳ, vì ngừa bệnh bao giờ cũng tốt hơn là chữa bệnh.

Sâu đục thân:

phòng trừ sâu bệnh cho cây mai

Sâu đục thân là loại sâu nhỏ nhưng tác hải của nó đối với cây mai lại quá lớn. Nếu sâu này tấn công vào cành thì cành phải cưa bỏ và nếu tấn công vào thân thì cây sẽ chết đứng. Vì vậy, ai trồng mai cũng cố tìm cách ngăn ngừa loại sâu này.

Trước tiên, sâu đục một lỗ nhỏ bằng chân nhang vào nhánh hay thân cây để từ đó chui vào đục hết lõi gỗ bên trong… Nếu không phát giác để trừ khử thì chỉ một thời gian ngắn sau phần cây đó sẽ bị héo úa và chết khô.

Nếu theo dõi ta sẽ thấy nơi nào trên thân cây mai có những lỗ  nhỏ và chung quanh lỗ có chút bột gỗ như mạt cưa đùn lên, thì đích thị có sâu đục thân đang ẩn trong đó. Việc cần là dùng mũi dao nhọn khoét rộng cái lỗ đó ra để moi sâu đục thân ra giết ngay. Nếu sâu đã ăn sâu vào trong lõi gỗ thì còn có cách xịt thuốc trừ sâu vào đó để sâu cay thuốc mà chết.

Những cành mai nào bị héo úa cho sâu đục thân tấn công thì nên cưa bỏ và đốt ngay, nếu không sâu này sẽ ăn lan sang nhánh khác.

Các loại thuốc trừ sâu như Malathion, Basudin tiêu diệt được loại sâu tại hại này. Ta nên dùng thuốc này để xịt ngừa theo định kỳ hàng nằm.

Sâu nái:

phòng trừ sâu bệnh cho cây mai

Sâu nái chuyên ăn trụi lá Mai non khiến đọt non của  mai bị thương tổn, dẫn đến cây chậm phát triển.

Trên mình sâu nái có nhiều lông như loài sâu róm vậy. Lúc nhỏ thì sâu màu xanh lớn, lên thì trở thành sâu nâu sẫm. Nếu chúng xuất hiện ít thì bắt đầu chúng bằng cách trẩy nỏ chiếc lá mà chúng đang bám vào, sau đó đốt đi. Ngược lại, nếu thấy chúng xuất hiện nhiều thì chỉ còn cách dùng thuốc trừ sâu rầy phun xịt lên các đọt non mà chúng đang đeo bám.

Rầy bông:

phòng trừ sâu bệnh cho cây mai

Đây là loại rầy nhỏ chuyên bám vào đọt mai để hút nhựa cây mà sống. Rầy bông trên mình có sắc đen trắng vả khi xuất hiện thì xuất hiện với số nhiều khiến đọt mai bị trắng xóa.

Cần phải tận diệt loại rầy này khi phát hiện sự có mặt của chúng trong vườn mai của miình. Nếu rầy xuất hiện ít thì bẻ ngay những dọt mai nào có rầy này bám bào rồi đốt bỏ.Nếu chúng xất hiện nhiều thì nên dùng thuốc trừ rầy xịt khắp cả vườn mai liên tiếp ba lần trong một tuần, cho đến khi nào rầy hết xuất hiện thì ngưng.

Cây mai tuy it bị sâu rầy phá hại, nhưng sâu rầy tấn công cây mai đều là những thứ độc hại dễ làm chết cây, nên hàng năm ta phải lo phun thuốc trừ sâu rầy để ngăn ngừa…

phòng trừ sâu bệnh cho cây mai

LÀM SAO CHO HOA MAI NỞ ĐÚNG DỊP TẾT?

Thông thường thời tết của những ngày cuối Đông và đầu Xuân ở miền Nam thích hợp với mùa hoa Mai nở. Dù chúng ta không lặt lá trước Tết vài tuần thì đến thời gian cuối năm, cây Mai vẫn tự rụng lá, vẫn tự ra hoa sau đó. Quy lật tự nhiên của hoa Mai là như vậy.

lam sao cho cay mai ra dung dip tet

Nhung, để có Mai chưng và cúng Tổ tiên trong ba ngày Tết, chúng ta có cách cho hoa Mai nở đúng vào dịp này.

Trẩy lá mai:

Thông thường hễ đến ngày rằm tháng chạp là mọi nhà đều rủ nhau trẩy lá Mai. Vào thời gian này thì tất cả lá Mai trên cây đều đã già, chờ rụng. Mà hễ cây trút hết lớp lá già này rồi thì tức khắc đơm bông. Khoảng nữa tháng sau ngày được trẩy lá, hoa Mai bắt đầu nở rộ…

Thế nhưng kinh nghiệm cho thấy không phải cứ ngày rằm tháng chạp trẩy lá là đúng ngày tết mai ra hoa đâu.Việc ra hoa còn tùy thuộc vào thời tiết cuối năm ra sao nữa.

lam sao cho cay mai ra dung dip tet

Vậy, muốn những cây mai quý của mình nở đúng vào ngày đầu năm mới, trước khi trẩy lá mai , ta nên chiêm nghiệm thời tiết nữa tháng cuối năm cũ tốt hay xấu ra sao để định liệu ngày trẩy lá mai cho đúng:

  • Nếu biết trước nửa tháng cuối năm cũ thời tiết trở nên xấu, chẳng hạn sẽ có mưa to, hoặc trời trở rét thì ta sẽ trẩy lá trước ngày rằm tháng chạp độ vài ngày. Vì thời tiết xấu thì hoa mai nở trễ.
  • Ngược lại, nếu đoán trước được thời tiết của nửa năm cũ còn lại tốt, không mưa, không lạnh mà nắng ấm áp thì hoa mai sẽ nở sớm. Do đó ta phải trẩy lá mai trễ nghĩa là trẫy sau ngày rằm.

Đó là cách tính toán ngày hoa mai nở đựa vào thời tiết của những ngày cuối năm.

Một cách khác, ta quan sát kỹ xuất hiện của nụ hoa trên cây lớn nhỏ ra sao để định ngày trẩy lá cho đúng,

  • Nếu tất cả nụ hoa trên cây mới nhú bằng nữa hột gạo, tức là quá nhỏ, thì việc trẩy lá phải thực hiện trước ngày rằm độ vài ngày.
  • Trường hợp nụ hoa đã lớn bằng hột đậu đen thì nên trẩy lá vào đúng ngày rằm.
  • Trường hợp nụ hoa đã lớn, vỏ ngoài đã ủng sắc bóng thì việc trẩy lá phải dời lại sâu ngày rằm, có thể vài ba ngày hoặc trễ hơn…

Trên đây là cách tính trẩy lá để mai vàng 5 cánh nở hoa đúng vào ngày tết nguyên đán.

lam sao cho cay mai ra dung dip tet

Với mai có nhiều cánh, thời gian hình thành của nụ  hoa kéo dài lâu hơn loại mai 5 cánh từ 1 tuần đến 10 ngày. Vì vậy, ngày trẩy lá phải sớm hơn hoa vàng 5 cánh khoảng 1 tuần hoặc hơn nữa…

Tóm lại, việc trẩy lá mai không nhất thiết phải đúng vào ngày rằm tháng chạp, vì còn tùy thuộc vào thời tiết của những ngày cuối năm ra sao; và cũng phải xét đến đó là giống mai gì: 5 cánh hoặc nhiều cánh…

lam sao cho cay mai ra dung dip tet

Cách thúc và hãm cho mai nở đúng ngày:

Như ta đã biết thời tiết đóng vai trò quan trọng trong việc hoa mai nở sớm hoặc trễ. Mà thời tiết thì thay đổi bất thường, vì “nắng mưa là chuyện cửa trời” mà, không ai tài nào đoán đúng được cả. Vì vậy, những ngày cận tết ta nên để ý theo dõi sự phát triển của hoa Mai ra sao để còn tìm cách.. Điều chỉnh cho hoa nở  đúng vào ngày mà mình đã định:

Thông thường vào ngày 23 tháng chạp, hoa mai bắt đầu bung vỏ lụa, là cây đã sẽ nở hoa đúng vào dịp tết.

lam sao cho cay mai ra dung dip tet

Nếu chỉ còn vài ba ngày nữa đến tết mà hoa mai vẫn chưa chịu bung vỏ lụa thì ta phải thúc cho cây đó mau nở hoa, bằng cách tưới nước nhiều lần trong này (tưới từ trên tận ngọn xuống tận gốc), hoặc dùng phân NPK (một muỗng café pha với 2 lít nước) tưới trên gốc cây (chỉ 1 lần là đủ).

Ngược lại, nếu biết hoa sẽ nở sớm vài ngày so với ngày mình đã định, tức là nở trước tết, thì hạn chế nước tưới, đồng thời đem phơi nắng cây mai đó để hãi cho nó nở trễ ngày hơn…

lam sao cho cay mai ra dung dip tet

TRỪ CỎ DẠI CHO CÂY MAI

Cỏ dại tranh ăn chất dinh dưỡng trong đất của cây trồng, nên việc diệt cỏ dại là việc không thể nương tay được. Nếu để cho cỏ dại mặc tình lấn lướt, tự do sinh sôi nảy nở kín cả mặt chậu, hay mọc nhu rừng ở ngoài vườn thì dù ta có bón tưới cho Mai nhiều đến mức nào đi nữa cây cũng sống èo uột, không tươi tốt được. Vì vậy, với Mai trồng đại trà ngoài vườn, việc trừ cỏ dại lần trước và sau mùa mưa là rất cần thiết.

cách trừ cỏ dại cho cây mai

Với Mai trồng trong chậu, việc diệt cỏ dại nên cập nhật mỗi ngày mới tốt. Nghĩa là mỗi lần tưới nước cho cây, hễ thấy cỏ dại xuất hiện ở chậu nào thì tiện tay nhổ bỏ ngay…

cách trừ cỏ dại cho cây mai

CÁCH TƯỚI NƯỚC CHO CÂY MAI

Cây Mai  có khả năng chịu hạn giỏi, trong mùa nắng hạn, nếu chậm tưới 1 2 tuần Mai vẫn tươi tốt. Nhưng điều đó không có nghĩa là trồng Mai khỏi cần tưới nước.

tuoi nuoc cho cay mai

Trồng đại trà ngoài vườn, trong mùa mưa ta không cần tưới nước Mai vẫn sống. Trừ trường hợp xen giữa mùa mưa có những tháng nắng kéo dài thì công việc tưới nước khắp vườn phải nghĩ đến. Ngược lại, trong mùa nắng, nếu không có khả năng tưới cách nhật thì ra mỗi tuần cũng phải tưới 2 lần. Và mỗi lần tưới nên tưới thật đẫm để giữ ẩm cho đất.

tưới nước cho cây mai

Mai kiểng trồng trong chậu ta phải năng tưới nước để giữ cho đất trồng luôn luôn có đủ độ ẩm cần thiết. Nếu đất trong chậu khô cằn, nứt nẻ thì Mai vàng lá, héo đọt xuống sức rất nhanh.

Tưới nước vào chậu Mai nên tưới từ từ, chậm chậm để nước có đử thời gian thấm sâu vào đất. Đất trơn chậu phải đổ thấp hơn thành chậu độ vài ba phân để khi tưới nước không bị tràn hết ra ngoài.

tưới nước cho cây mai

Thường thì tưới nước Mai kiểng trồng chậu, người ta, tưới sơ 1 lần để chờ nước rút thấm hết vào đất, sau đó tưới lại lần 2…

tưới nước cho cây mai

Mỗi lần tưới, ta nên chú ý tìm hiểu luộng nước tưới dư thừa có thoát ra được hết hay không. Vì rằng nếu bị úng thủy, dù với lượng nước nhỏ, bộ rễ của Mai sẽ bị hư thúi dẫn đến chết cây một cách dễ dàng.

tưới nước cho cây mai

BÓN PHÂN CHO CÂY HOA MAI

Mai là giống hoa kiểng có sức sống mạnh nhất vì: dễ trồng nhất. Trồng Mai không đòi hỏi phần tro nhiều, nếu đó là cuộc đất tốt. Cây Mai “chịu” nhất là phân chuồng hoai và phân rác mục. Loại phân hữu cơ này vừa rẻ tiền vừa có khả năng cải tạo đất, giúp đất được tơi xốp, thoáng khí, giúp cây trồng sinh trưởng mạnh.

phan bon cay mai

Khi mới trồng, nếu trồng chậu thì trộn phân hưu cơ với đất tơi nhuyễn theo công thức sau:

80% đất thịt trộn với 20 phân chuồng hoại

60% đất thịt trộn với 20% phân chuồng hoại và 20% phân rác mục.

phan bon cay mai

Nếu trồng xuống đất, mỗi hố phân nên bón lót độ vài ba ký phân chuồng là đủ.

Cây Mai cũng hạp với phân bánh dầu và phân Úc. Nên dùng 1 trong 2 loại phân này để bón thúc cho cây khi đất trồng đã kém màu mỡ.

Phân bánh dầu nên bẻ nhỏ ra trộn với phân bánh dầu để bón vào gốc sau đó tưới thật đẫm nước.

phan bon cay mai

Do lượng đất trong chậu trồng Mai quá ít, không đủ chất dinh dưỡng giúp cây Mai sung sức mãi được, nên ngoài việc bón thúc để “Hà hơi tiếp sức” cho Mai tươi tốt, độ vài ba tháng một lần, ta nên cẩn thận xới bỏ lớp đất mặt trên chậu và thay vào đó lượng đất mới (tất nhiên là có trộn nhiều phân).

phan bon cay mai

Và, trung bình vài năm một lần ta nhấc cây Mai ra khỏi chậu, để thay toàn bộ đất mới trong chậu, để tăng cường chất bổ dưỡng nuôi cây. Việc thay đất toàn bộ này nên tiến hành vào cuối mùa mưa. Có điều hễ thay đất toàn bộ trong chậu xong, trồng Mai vào là phải tưới thật đẫm để cây khỏi mất sức.

phan bon cay mai

ĐẤT TRỒNG CÂY HOA MAI

Mai là giống hoa kiểng không quá kén đất trồng. Bằng chứng cho thấy với loại đất nào cây Mai vẫn sống được, dù đó là đất đồi, đất sét, đất có lẫn sỏi đá… Điều đòi hỏi là đất đó chưa phải là đất chết, tức là đất quá khô cằn, quá cạn kiệt chất dinh dưỡng, không thể trồng một loại cây nào sống được.

dat trong mai 1

Đất trồng Mai cũng không được nhiễm phèn nặng, nhiễm mặn nặng và không được úng nước.

Ngay những cuộc đất dù màu mỡ đến đâu, mà tầng đất mặt quả mỏng, mạch nước ngầm dâng cao, cây Mai dù có sống được cũng yếu rồi. Nếu đất tốt mà mùa mưa thường bị ngập lụt, dù là chỉ trong một đôi ngày, vườn Mai cũng đủ vàng úa mà chết dần mòn rồi. Vì vậy  hễ gặp cuộc đất thấp thì phải lên líp và khai mương xẽ rãnh để tránh ngập úng.

dat trong mai 2

Tóm lại, cây Mai không quá kén đất trồng. hễ trồng trên đất xấu thì phải năng công tưới bón. Hễ gập đất thấp thì phải lên líp cao mới trồng được.

Mai vốn là cây kiểng, nên trồng Mai có 2 cách: trồng trong chậu (số lượng ít) và trồng ra vườn nếu trồng số lượng nhiều từ 1 vài công đất trở lên.

Trong trong chậu thì đất phải tốt, phải bón nhiều phân. Cây càng lớn càng đòi hỏi dung tích chậu phải rộng và sâu để chứa được nhiều đất nuôi cây.

dat trong mai 3

Trồng đại trà ngoài vuờn thì bước đầu phải cày vừa đất thật kỹ cho tơi xốp. nếu là đất vườn, đất ruộng thì công cày bừa cuốc xới tương đối nhẹ. Còn nếu là đất hoang hóa, đất mới được khai phá thì việc cải tạo đất mất nhiều thời gian, tiền của và công sức gấp nhiều lần hơn.

Đất mới phải được cày lật lên, sâu khoảng 3 – 4 tấc mới tốt, sau đó lại phải phơi ải ra nắng 1 thời gian để những khí độc ẩn chứa trong đất từ lâu đời được thoát ra… Sau đó, phải cà ải nhiều lần như thế nữa. Cày xong lại bừa kỹ để vừa tơi đất vừa gạn bỏ hết những tạp chất như gốc cây, rễ cây, đá sỏi lẫn lộn trong đất…

đất trồng cho cây hoa mai

Trong đất rừng hoang hóa ngoài các loại khí độc ẩn chứa, còn có nhiều mầm mống dịch hại tác hại nặng cho cây trồng sau này như các loại nấm, vi khuẩn, ấu trùng các loại sâu bệnh…  Đó là những thứ ta cần phải diệt tuyệt bằng cách lợi dụng ánh nắng mặt trời thiêu đốt bớt. Ngoài ra, ta phải xịt thuốc trừ sâu thẳng vào đất…

đất trồng mai